Thứ Tư

Tin Tức Điện Ảnh

___sân khấu điện ảnh__
Chuyên Mục Tin Tức Điện Ảnh



hướng dẫn
đăng bài nhận xét của bạn 

bạn click vào thanh sổ bên chữ( nhận xét với tư cách)
bạn có thể chọn "nặc danh và tên/url)

+ đối với "nặc danh"bạn có thể đăng ngay bài của mình
+nếu dùng (tên) thì bạn điều tên của mình ,

và "url" bạn ghi bất kì 1 địa chỉ trang web nào đó bạn thích



chúc bạn thành công



anh ten fn (0)














chủ 
bút 


SỰ RA ĐỜI CỦA ĐIỆN ẢNH VÀ NGUỒN GỐC TÊN GỌI "NGHỆ THUẬT THỨ 7"

Người yêu thích Điện Ảnh ở Việt Nam lâu nay ít khi để ý đến Sự ra đời của Điện Ảnh và nguồn gốc tên gọi Nghệ thuật thứ 7. Mặc dù vẫn thường xuyên bắt gặp những thuật ngữ này trên báo chí hoặc Internet. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bạn hãy cùng TiếnLê.Critic tìm hiểu qua bài viết "Sự ra đời của Điện Ảnh và nguồn gốc tên gọi Nghệ thuật thứ 7".
………………………………

1.Sự ra đời của Điện Ảnh.

Năm 1882, Nhiếp ảnh ra đời với bức ảnh đầu tiên của nhà nhiếp ảnh Niep-ce “Bầy bàn ăn” thời gian chụp lúc này mất 14h/1phô.
Năm 1839 rút xuống còn già nửa tiếng.
Năm 1840, còn 20 phút và có thể chụp được chân dung.
Năm 1882, người ta bắt đầu nghiên cứu về Điện ảnh và phát minh ra các loại máy ghi lại hình ảnh của con người.
Năm 1888, anh em nhà Lumiere phát minh ra máy chiếu và thí nghiệm trên tường.
Lúc này các nhà nghiên cứu trên Thế Giới đã đua nhau nghiên cứu để tạo ra các loại máy ghi lại hình ảnh. Một số nhà nghiên cứu như: Reynaud sáng tạo ra phim hoạt hình (1888) ; Thomat Ediso phát minh ra đèn điện đã tạo ra bản phim hiện đại...
Ngày 22/3/1895, Lumiere đã cho chiếu thử đoạn phim “Giờ tan tầm”
Đến ngày 28/12/1895, tại một quán cafe lởn Paris, Lumiere đã tổ chức buổi chiếu phim đầu tiên có bán vé và lãi được 33 phrăng. Có 10 mẫu phim được chiếu vào buổi hôm đấy. Trong đấy có nhiều bộ phim về sau đã trở nên nổi tiếng như: Người tưới vườn bị tưới ; Đoàn tàu vào ga...Và buổi chiếu này được coi là ngày khai sinh ra Điện Ảnh Thế Giới.

2.Nghệ thuật thứ bảy:

Người đầu tiên dùng cụm từ “Nghệ thuật thứ bảy” là Canudo, ông là văn, nhà thơ, nhà biên kịch, nhà nghiên cứu văn học và nghệ thuật. Cụm từ “Nghệ thuật thứ bảy” được ông dùng khi viết về Điện ảnh trong quá trình nghiên cứu tính chất và mối quan hệ của các loại hình nghệ thuật.
Nói về nguồn gốc của tên gọi “Nghệ thuật thứ bảy” thì có một số tài liệu giải thích rằng: Sở dĩ có tên gọi “Nghệ thuật thứ bảy” là vì nó ra đời sau sáu loại hình nghệ thuật khác. Nhưng sáu loại hình nghệ thuật có trước nó là nghệ thuật gì thì mỗi người lại liệt kê ra khác nhau. Cụ thể, trong công trình “Văn học dân gian và nghệ thuật tạo hình Điện ảnh” của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Lân và Tiến sĩ Trần Duy Hinh liệt kê 6 loại hình nghệ thuật trước đó là: Văn học, Múa, Âm nhạc, Hội họa, Kiến trúc và Sân khấu. Còn trong cuốn “Điện ảnh - Nghệ thuật thứ bảy” do Cao Thụy biên soạn lại liệt kê ra: Văn học, Kiến trúc, Nghệ thuật tạo hình (trong đó có Điêu khắc, Hội họa, Đồ họa,Trang trí mỹ nghệ), Sân khấu, Múa và Âm nhạc.
Như vậy các liệt kê trên không có sự thống nhất khi nêu tên những nghệ thuật ra đời trước Điện ảnh.
Việc nghiên cứu tính chất của các loại hình nghệ thuật đã được tiến hành từ thời Cổ Đại. Nhà nghiên cứu nghệ thuật người Đức Dessoir phát hiện người ta đã tách ra 6 loại hình nghệ thuật và căn cứ vào tính chất của chúng đã xếp thành hai nhóm:
• Nhóm nghệ thuật tĩnh gồm có: Kiến trúc, Điêu khắc và Hội họa.
• Nhóm nghệ thuật động gồm có: Âm nhạc, Thơ và Múa
Sau này trong “Những bài giảng về Mỹ học” của Hegel, ông đã xếp sáu nghệ thuật trên thành hai nhóm:
• Nhóm có kích cỡ vật thể nhỏ dần gồm: Kiến trúc, Điêu khắc và Hội họa.
• Nhóm có khả năng biểu diễn tăng dần gồm có: Âm nhạc, Thơ và Múa.
……………………………………….kì 1
(Còn nữa...)

(...Tiếp theo) ……………………………kì 2
Về sau trong quá trình nghiên cứu tính chất của các nghệ thuật Canudo cũng đã sử dụng hai nhóm nghệ thuật trên. Năm 1911, ông cho đăng bài “Sự ra đời của nghệ thuật thứ sáu – Tiểu luận về Điện ảnh”, trong đó ông bỏ “Thơ” ra và chỉ phân tích tính chất của 5 loại hình nghệ thuật khác và gọi Điện ảnh là “Nghệ thuật thứ sáu”. Sau này trong quá trình hoàn thiện lý luận của mình ông đã đưa “Thơ” trở lại. Năm 1923, ông xuất bản công trình “Tuyên ngôn của bảy nghệ thuật”. Canudo cho rằng có hai nghệ thuật chính là Kiến trúc và Âm nhạc. Trong đó Kiến trúc có hai nghệ thuật phù trợ là Điêu khắc và Hội họa tạo thành một nhóm. Còn Âm nhạc có hai nghệ thuật phù trợ là Thơ và Múa. Hai nhóm nghệ thuật này có những tính chất khác nhau:
• Nhóm 1 có 3 tính chất là: Nghệ thuật không gian, Nghệ thuật tĩnh và Nghệ thuật tạo hình.
• Nhóm 2 có 3 tính chất là: Nghệ thuật thời gian, Nghệ thuật động và Nghệ thuật tiết tấu.
Trong “Tuyên ngôn của bảy nghệ thuật”, sau khi phân tích tính chất của 6 nghệ thuật ở hai nhóm trên, ông dành vị trí thứ bảy cho Điện ảnh và gọi là “Nghệ thuật tổng thể”. 
Ngoài “Nghệ thuật thứ bảy”, thì Điện ảnh còn có một số tên khác như: Đạo diễn Pháp Gance gọi Điện ảnh là “Nghệ thuật thứ sáu” ; Nhà phê bình Viyermoz gọi là “Nghệ thuật thứ năm” ; còn Đạo diễn Cocteau gọi Điện ảnh là “Nàng thơ thứ Mười”, sở dĩ có cái tên này là vì: Theo Thần thoại Hy Lạp thần Zeus có 9 cô con gái đa tài, thần đã giao cho mỗi cô cai quản và bảo trợ một nghệ thuật. Cụ thể:
1. Calliope: Nữ thần sử thi
2. Colio: Nữ thần lịch sử
3. Erato: Nữ thần thơ trữ tình
4. Euterpe: Nữ thần âm nhạc
5. Melpomene: Nữ thần bi kịch
6. Polimynie: Nữ thần thuật hùng biện
7. Terpsichore: Nữ thần múa
8. Thalie: Nữ thần hài kịch
9. Uranie: Nữ thần thiên văn
Tên gọi “Nàng thơ thứ Mười” ít được phổ biến, nhưng cũng có một số nước sử dụng như ở Nga. Còn hai tên gọi “Nghệ thuật thứ sáu” và “Nghệ thuật thứ năm”, thì dường như đã rơi vào lãng quên.
Như vậy “Nghệ thuật thứ bảy” ở đây không mang tính chất là số đếm, nó không ra đời sau sáu nghệ thuật kia, mà nó là sự tổng hợp các tính chất của sáu loại hình nghệ thuật đó. Nghệ thuật Điện ảnh vừa là nghệ thuật không gian vừa là nghệ thuật thời gian, vừa là nghệ thuật tĩnh lại vừa là nghệ thuật động, vừa là nghệ thuật tạo hình vừa là nghệ thuật tiết tấu.






phần tiếp

1 nhận xét:

 

Blogger news

Blogroll

About